Tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc (Huỳnh Tâm)

Tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc
Huỳnh Tâm
 
Hà Nội, ngày 16/2/2014, đoàn người biểu tình qua phố. Cầm bông hồng trắng, biểu tượng tiếc thương một phần quê hương đã xa rời Tổ quốc, trên đầu chít khăn tang chảy máu ruột mềm "Nhân Dân Không Quên 1979 -2014". Những thế hệ trẻ thay mặt cho 90 triệu nhân dân Việt Nam. Lê Thị Phương Anh (vợ của Lê Anh Hùng) dòng lệ tuôn trào tưởng nhớ những miền đất của Tổ quốc đã bị Trung Quốc cướp đi. Nguồn: Hải Âu GTN 35.

“…Chính quyền tổ chức nhảy múa, cố tình cản trở đoàn biểu tình yêu nước không tiếp cận gần được tượng đài Lý Thái Tổ. Cuối cùng đoàn biểu tình diễu hành đi đến Đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm thực hiện buổi dâng hoa, tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới. Ban tổ chức phát biểu ngắn gọn…”
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc bùng nổ. Ba mươi lăm (35) năm sau, chính phủ Việt Nam đã muốn điều trị cơn bệnh cảm lạnh của chiến tranh bằng cách lấy thái độ quyết quên đi chiến tranh biên giới. Trong khi ấy, cũng ngày này, Trung Quốc làm lễ truy điệu và vui mừng chiến thắng. Tuy nhiên người dân Việt Nam không bao giờ quên, nhất là thế hệ trẻ luôn luôn ghi nhớ một phần lãnh thổ biên giới của Việt Nam đã bị mất vào tay bành trướng Trung Quốc.

Khoảng 150 nhà hoạt động Dân chủ Việt Nam, tổ chức cuộc biểu tình trong không khí trang nghiêm, đánh dấu tồn vong của đất nước bằng mỗi năm kỷ niệm một ngày diễn hành dành riêng cho biên giới 1979. Càng có ý nghĩa hơn, năm nay đúng 35 năm sự kiện bùng nổ của cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
Với những bài hát yêu nước, tiếng ca truyền lửa đi trong lòng thủ đô Hà Nội, và những băng đen và đỏ 17/2 Nhân Dân Không Quên. Trong ngày này có những tổ chức của nhà nước âm mưu cản trở nhân dân biểu tình, tuy nhiên đoàn biểu tình yêu nước vẫn tiến hành trong im lặng.
Tham gia cuộc biểu tình có nhà kinh tế Nguyễn Quang A, ông cho phóng viên AFP biết :
‒ Chính quyền tổ chức nhảy múa, cố tình cản trở đoàn biểu tình yêu nước không tiếp cận gần được tượng đài Lý Thái Tổ.
Cuối cùng đoàn biểu tình diễu hành đi đến Đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm thực hiện buổi dâng hoa, tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới. Ban tổ chức phát biểu ngắn gọn. Trong suốt cuộc biểu tình, nhà nước Hà Nội bố trí công an thường phục và cảnh sát đồng phục theo dõi từng hoạt động của đoàn biểu tình.

Ngày 16 tháng 2 năm 2014, có khoảng 150 người Dân chủ Việt Nam tổ chức diễu hành, lễ kỷ niệm niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nguồn: Hải Âu GTN 35.

Nguyễn Tiến Giới, 57 tuổi, quê Lạng Sơn đã từng tham chiến tại biên giới Việt Nam năm 1979, phàn nàn rằng:
‒ Năm nay tổ chức ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới, thiếu sự công nhận chính thức của nhà nước. Ông nói tiếp: "Tôi và các đồng chí của tôi cảm thấy rất buồn và tức giận, nhà nước có thái độ chối bỏ lòng dân yêu nước, chúng tôi không thể chấp nhận điều đó của đảng và nhà nước. Chúng tôi vẫn phải bảo vệ đất nước của chúng tôi". Những người biểu tình cũng nói rằng: Chúng tôi nhất định không bao giờ quên lịch sử này. Mặc khác Đảng và Nhà nước bảo chúng tôi phải quên đi quá khứ, bởi vì Trung Quốc không hài lòng những cuộc biểu tình này.
Nhân dân Việt Nam cũng nên biết, trong cuộc xung đột vũ trang tuy ngắn ngủi có một tháng nhưng quá đẫm máu, hàng chục ngàn người thương vong. Mặc dù nhà nước Việt Nam không công bố số người chết, nhưng truyền thông nước ngoài ước tính rằng Việt Nam có đến 50.000 binh sĩ và thường dân đã thiệt mạng.
Vào thời điểm đó, Trung Quốc có một thời gian ngắn chiếm đóng 6 thành phố quan trọng ở miền Bắc Việt Nam và tuyên bố chiến thắng, trước khi Trung Quốc rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, tuyên bố "hoàn toàn chiến thắng".


Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc tràn vào 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam, người dân phải chạy loạn về Thái Nguyên v.v… Nguồn: Tân Hoa Xã.

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói với AFP: "Những nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể gây áp lực nhà nước Việt Nam, họ không muốn đề cập đến chiến tranh, dường như muốn phủ nhận quá khứ".
Theo báo cáo của những phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc, Việt Nam hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của họ. Kim ngạch thương mại song phương trong năm 2012 lên đến hơn 40 tỷ USD. Mặt khác, Trung Quốc đã nghiễm nhiên chiếm chủ quyền vùng đảo Biển Đông của Việt Nam và các rạn san hô, và đang nỗ lực khai thác dầu khí và thủy sản trên những vùng được xem như không còn tranh chấp. Nhưng về mặt ngầm, Trung Quốc đã gây ra sự phẫn nộ của nhân dân Việt Nam. Rõ ràng chính quyền Việt Nam đã nhượng bộ toàn diện Trung Quốc, nếu không muốn nói là đã bán biển đảo cho Trung Quốc. Đảng CVSN đã có những cử chỉ ngậm miệng ăn tiền, và nhà nước Việt Nam cố gắng cản trở các cuộc biểu tình của nhân dân. Lợi ích tiền quyền của đảng là trên hết.
Nhân dân Việt Nam cũng nên biết, vào đêm trước ngày 15 tháng 2 năm 2014. Trung Quốc đã long trọng tổ chức ngày lễ kỷ niệm 35 năm chiến thắng biên giới Việt Nam. Bắc Kinh tuyên bố: Đã kiểm soát chặt chẽ những phương tiện truyền thông của Việt Nam, và nhà nước Việt Nam thường xuyên báo cáo cho Bắc Kinh biết về các động thái chống Trung Quốc của nhân dân Việt Nam.
Huỳnh Tâm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét